Dự án Hợp tác Học thuật hướng đến đổi mới quản lý giáo dục đại học

Viết bởi : Trần Thị Phúc - Ngày đăng : 14/09/2017
Share Button

unnamed

Dự án Hợp tác Học thuật hướng đến đổi mới quản lý giáo dục đại học tập trung vào các lĩnh vực đào tạo và nâng cao năng lực quản lý và giám sát trong giáo dục đại học tại Mông cổ, Việt Nam và Campuchia, trong bối cảnh đối mặt với những thách thức do toàn cầu khóa và phát triển dựa trên tri thức mang lại. Đồng thời, Dự án cũng như nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và thủ tục hành chính theo chuẩn Châu Âu trong giáo dục đại học. 

Mục tiêu chính của Dự án nhằm hiện đại hóa và đổi mới hệ thống quản lý và nâng cao năng của nhà quản lý bậc cao và trung của các cơ sở giáo dục đại học tại 3 nước Châu Á nêu trên trong các lĩnh vực. Cụ thể, Dự án giới thiệu hệ thống quản lý thông tin (ISM), nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhân lực, tài chính, hành chính và dịch vụ tiếp nhận sinh viên. Tương tự, Dự án còn giới thiệu khái niệm quản lý thay đổi và thành lập văn phòng tư vấn phục vụ cho cách tiếp cận này phù hợp với chính sách phát triển và quản lý của từng trường cụ thể. Ngoài ra, mục tiêu Dự án không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục đại học và trách nhiệm giải trình mà còn giúp rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một trong những kết quả đầu ra của Dự án là xây dựng tài liệu tổng hợp những kinh nghiệm quản lý tốt nhất của các trường đối tác Châu Âu và trên cơ sở đó đề xuất những nội dung cải tiến và hướng dẫn áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học tại Mông cổ, Việt Nam và Campuchia.  

Phương pháp thực hiện Dự án dựa trên tinh thần hợp tác giữa các trường thành viên tham gia Dự án nhằm cung cấp hướng dẫn cách tiếp cận vấn đề đem lại kết quả tốt nhất. Theo đó, những cuộc họp, nội dung và khóa đào tạo sẽ được triển khai trong suốt quá trình triển khai Dự án.

Điều phối chính: Trường ĐH Masaryk – Cộng hòa Séc.  

Đồng điều phối: Trường ĐH Quốc gia Mông cổ

Các trường/ cở sở giáo dục đại học đối tác:

  • Trường ĐH Nhân văn Mông cổ  
  • Trường ĐH Battambang- Campuchia
  • Trường ĐH Meanchey- Campuchia
  • Trường ĐHBK Hà Nội – Việt Nam  
  • Trường ĐHBK – Đại học Quốc gia Tp. HCM –Việt Nam
  • Trường ĐH Perpignan Via Domitia – Pháp
  • Trường ĐH Công Kỹ thuật Tallinn- Estonia
  • Trường ĐH Kỹ thuật Brno – Cộng hóa Séc  
  • Hiệp hội Giáo dục Đại học Châu Âu có trụ sở tại Bỉ  

Cuộc họp khởi động Dự án tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông cổ diễn ra từ ngày 11 – 13/10/2015.  

Cuộc họp khởi động Dự án do trường ĐH Masaryk cùng phối hợp với trường ĐH Quốc gia Mông cổ đồng tổ chức tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông cổ từ ngày 11-13/11/2015, với sự tham dự của:

Trường ĐH Masaryk, Cộng hòa Séc (điều phối chính của Dự án), bao gồm:  

  • Bà Violeta Osouchova – Giám đốc Dự án (quản lý chung và Tài chính)  
  • Ông Bohdan Fridrich – Quản lý Hành chính Dự án
  • Bà Karolina Szamkova – Điều phối viên
  • Bà Aneta Trcalkova – Kế toán Dự án

Hiệp hội giáo dục Đại học Châu Âu

  • Ông Marko Grdosic, Giám đốc Dự án  

Trường ĐH Kỹ thuật Tallinn, Estonia

  • Ông Reijo Karu, Trưởng Phòng hợp tác Quốc tế  
  • Bà Siyi Ma – Điều phối viên Dự án  

Trường ĐH Perpignan, Pháp

  • Bà Sandrine – Giám đốc Dự án,

Trường thành viên Châu Á:

Trường ĐH Quốc gia Mông cổ (đồng điều phối)

  • Sh. Mendbayar, Quản lý cấp cao, Phòng Hợp tác Quốc tế và điều phối viên Dự án
  • D.Sarantsetseg, Quản lý, Phòng Hợp tác Quốc tế và điều phối viên Dự án
  • T. Saya-Erdene, Quản lý, Phòng Hợp tác Quốc tế và điều phối viên Dự án

Trường ĐH Nhân văn, Mông cổ  

  • D.Amarjargal, Trưởng Khoa Kinh doanh  
  • T.Navchaa, Trưởng Khoa

Trường ĐH Battambang – Campuchia

  • Sieng Emtotim, Hiệu trưởng
  • Rany Sam, Giám đốc Viện ngoại ngữ

Trường ĐHBK – Đại học Quốc gia Tp. HCM, Việt Nam  

  • Ông Vũ Thế Dũng, Phó hiệu trưởng  
  • Bà Nguyễn Thị Nhàn – Điều phối viên, Phòng Quan hệ Đối ngoại  
  • Ông Huỳnh Minh Nhựt – Giám đốc Dự án Quốc tế, Vp. Đào tạo Quốc tế  

Trường ĐHBK Hà Nội, Việt Nam  

  • Ông Nguyễn Phú Khánh – Giám đốc Phòng Hợp tác Quốc tế
  • Ông Thái Linh Thu – Điều phối viên/ Hợp tác quốc tế

TS. R. Bat-Erdene, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc gia Mông cổ đọc diễn văn chào mừng, giới thiệu trường và giới thiệu đại biểu – đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại thủ đô Ulaanbaatar.

Trong ngày làm việc đầu tiên, khách tham dự có cơ hội chào hỏi nhau đồng thời trường điều phối chính của Dự án trình bày dự án nội dung Dự án TACTIC, website Dự án, công tác lý chung Dự án.  

Ngày làm việc thứ hai, trường điều phối chính Dự án giải thích nội dung các gói công việc, thời gian thực hiện từng gói công việc tương ứng cũng như kinh phí cấp cho Dự án và công tác quản lý tài chính. Phần cuối cùng là phần hỏi đáp.  

Ngày thứ sáu là ngày văn hóa dành cho đại diện tham dự cuộc họp dự án bao gồm tham quan nhà máy sản xuất len cashmere Gobi, thăm đền thờ và bảo tàng.  

Trường ĐH Masaryk – Cộng hòa Séc

Trường ĐH Masaryk là trường có lịch sử lâu đời thứ hai (thành lập năm 1919) và là trường lớn thứ hai với quy mô đào tạo 44,371 sinh viên tại Cộng hòa Séc. Là trường đào tạo định hướng nghiên cứu, Trường có đa dạng các chuyên ngành đào tạo, từ y khoa, khoa học bao gồm khoa học thông tin cho đến thể thao đến khoa học xã hội và kinh tế, luật và nhân văn. Trường ĐH Masaryk tham gia tất cả các chương trình trao đổi thuộc liên minh Châu Âu bao gồm các chương trình thuộc Erasmus dưới hình thức các chương trình trao đổi. Ngoài ra, trường  cũng có các chương trình trao đổi với đối tác đến từ Châu Mỹ, Châu Á và Úc. Mỗi học kỳ trường tiếp nhận khoản 1,188 sinh viên quốc tế thông qua các chương trình trao đổi và gửi khoảng 985 sinh viên sang các trường đối tác.

 

Trường ĐH Quốc gia Mông cổ

Được thành lập vào năm 1942, Trường ĐH Quốc gia Mông Cổ là trường đa ngành đầu tiên và duy nhất tại Mông cổ. Trường tọa lạc tại Ulaanbaatar, thủ đô và là thành phố lớn nhất của Mông cổ, chiếm gần 45% dân số cả nước. Hơn 70,000 sinh viên tốt nghiệp từ trường trong khi có hơn 24,500 sinh viên đang theo học tại trường. Trường thời gian gần đây tái cấu trúc với 5 phân khoa (bao gồm: Khoa Khoa học và Nghệ thuật, Khoa Khoa học Ứng dụng và Kỹ thuật, Khoa Kinh doanh, Khoa Luật và Khoa Quan hệ Quốc tế và Quản trị Kinh doanh). Trường ĐH Quốc gia Mông cổ hiện có hợp tác với hơn 242 trường/viện quốc tế, hầu hết tập trung khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Châu Âu. Điều này chứng minh rằng Trường có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình Erasmus. Trong tương lai, Trường sẽ cải thiện chất lượng đào tạo đáp ứng các chuẩn quốc tế, đồng thời  tăng cường trách nhiệm xã hội, cải thiện trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và mở rộng hợp tác quốc tế.

Trường ĐH Nhân văn – Mông cổ

Trường ĐH Nhân văn Mông cổ thành lập từ năm 1979. Tiền thân là Viện Sư phạm đào tạo tiếng Nga và được đổi tên thành Viện Ngoại ngữ chuyên cung cấp các chương trình đào tạo sư phạm và biên dịch tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc vào năm 1990. Vào năm 1999, Viện mở rộng và nâng cấp thành trường đại học và mở thêm các khóa đào tạo mới với các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Thông tin và Nhân văn. Trường ĐH Nhân văn có các khoa chuyên ngành, bao gồm: Khoa Ngôn  ngữ và Văn hóa; Khoa Kinh doanh; Khoa Thông tin và Quản lý Truyền thông; Khoa Quan hệ Quốc tế và Khoa Khoa học Xã hội.  

Trường ĐH Battambang – Campuchia

Trường ĐH Battambang là trường đại học công lập, tọa lạc phía tây bắc của Campuchia, cách thủ đô Phnôm Pênh 291km. Trường được thành lập vào năm 1968 với tên gọi là Trường ĐH Hoàng gia Battambang (RUBB) và đóng cửa vào năm 1970 do nội chiến. Tuy nhiên, Trường được mở cửa lại và đặt tên là trường ĐH Battabang (UBB) vào năm 2007 dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao. Hiện tại,Trường có 5 khoa chuyên ngành (Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch; Khoa Nông nghiệp và Chế biến Thực phẩm; Khoa Xã hội học và Phát triển Cộng đồng; Khoa Nghệ thuật, Nhân văn và Giáo dục và 01 viện (Viên ngoại ngữ).   Trường hiện có khoảng 4,000 sinh viên và nghiên cứu sinh sau đại học và 200 cán bộ giảng dạy và hành chính. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Samdach Kralahom Sar Keng là nhà sáng lập trường ĐH Battambang. Ngoài ra, Ông còn là Chủ tịch Hội đồng trường.

Trường ĐH Kỹ thuật Tallinn – Estonia

Được thành lập vào năm 1918, Trường ĐH Kỹ thuật Tallinn là trường đại học kỹ thuật duy nhất tại Estonia. Trường vừa là trung tâm nghiên cứu kỹ thuật, khoa học kinh tế và xã hội tại Estonia.  

Gia nhập vào các trường thuộc liên minh Châu Âu, Trường tham gia các dự án nghiên cứu bao gồm TEMPUS, Học trọng đời (Lifelong learning), ERASMUS, NORDPLUS và VISBY. Sau này những hợp tác đã phát triển thành các thỏa thuận đa phương với các đối tác thuộc liên minh Châu Âu, Mỹ và Châu Á khác.  

Chính sách về công nghệ và sáng tạo là phần cấu thành quan trọng giáo dục đương đại trong tất cả các lĩnh vực. Trường ĐH Kỹ thuật Tallin có khoản 50 thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế. Trường hiện có tổng cộng 13,000 sinh viên (60% trình độ đại học, 35% thạc sĩ và 5% nghiên cứu sinh tiến sĩ, 1,400 sinh viên quốc tế) và 2,200 cán bộ (10% cán bộ giảng dạy và 10% có quốc tịch nước ngoài). Trường đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Đào tạo ngề cũng góp phần vào phát triển chung của Estonia.  

 

Trường ĐH Kỹ thuật Brno – Cộng hòa Séc

Trường ĐH Kỹ thuật Brno là một trong những trường nghiên cứu kỹ thuật danh tiếng của Châu Âu với lịch sử hơn 115 năm. Trường tọa lạc tại thành phố Brno, thành phố lớn thứ hai của Cộng hòa Séc và được thuộc nhóm các trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới trong nhiều năm theo đánh giá của Quacquarelli Symonds Limited (QS).  Trường hiện có 8 khoa chuyên ngành (bao gồm: Khoa Kiến trúc; Khoa Kỹ thuật Điện và Truyền thông; Khoa Hóa học; Khoa Công nghệ Thông tin; Khoa Quản trị và Kinh doanh; Khoa Kỹ thuật Xây dựng; Khoa Cơ khí; Khoa Nghệ thuật và 3 viện (Viện Kỹ thuật Pháp lý; Trung tâm Thể thao; Viện Kỹ thuật Trung Âu). Trường hiện có 136 giáo sư, 1,130 giảng viên và nhà nghiên cứu, 22, 000 sinh viên (trong đó 3,840 là sinh viên quốc tế và 2,070 nghiên cứu sinh.)

Trường ĐH Meanchey – Campuchia

Trường ĐH Meanchey là trường đại học công lập, được thành lập vào năm 2008 với 5 khoa chuyên ngành, bao gồm Khoa Nông nghiệp và Chế biến Thực phẩm; Khoa Phát triển Cộng đồng; Khoa Nghệ thuật và Ngôn ngữ; Khoa Khoa học và Kỹ thuật; Khoa Quản trị Kinh doanh; và 7 phòng/ban chức năng hành chính, kế toán, đào tạo, nghiên cứu phát triển, quan hệ quốc tế, đảm bảo chất lượng nội bộ, sinh viên; hai trung tâm: công nghệ thông tin, thể thao và thư viện.

Trường hiện có khoảng 96 cán bộ cơ hữu thuộc quản lý của Bộ Giáo dục bao gồm 1 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng, 5 trưởng khoa, 10 phó trưởng khoa, 11 trưởng phòng/ban, 60 cán bộ giảng dạy và 20 nhân viên văn phòng. Số lượng cán bộ cơ hữu tăng theo năm. Hiện tại, có khoảng 800 sinh viên đang theo học tại trường, trong đó có 300 sinh viên đến từ Khoa Nông nghiệp và Chế biến Thực phẩm; 50 sinh viên chuyên ngành Phát triển Cộng đồng; 50 sinh viên ngành Khoa học và Công nghệ; 200 sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh; 200 sinh viên thuộc Khoa Nghệ thuật và Ngôn ngữ.

 Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội –Việt Nam

Được thành lập từ năm 1956, Trường ĐHBK Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Sau khi Bắc Việt nắm quyền kiểm soát Hà Nội năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên bang Xô Viết quyết định giúp Miền Bắc thành lập trường đại học kỹ thuật mới phục vụ giáo dục đại học Việt Nam. Trường ĐHBK Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đa ngành và luôn được xếp hạng đứng đầu trong số các trường kỹ thuật tại Việt Nam. Hiện tại, trường có khoản 40,000 sinh viên. Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bên cạnh hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển trường theo định hướng nghiên cứu, từ tháng 5/2010 Trường chính thức đổi tên tiếng Anh thành trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật (viết tắt HUST). Trường ĐHBK Hà Nội là một trong những trường đại học có khuôn khiên lớn và được phủ xanh nhất tại Việt Nam. Trường tọa lạc ngay trung tâm phía nam của Hà Nội, hướng ra Công viên Thống nhất. Trường có tổng diện tích khoảng 2,010,000 m² với 200 giảng đường, phòng học, hội trường và phòng hội nghị. Trường có khoảng 200 phòng thí nghiệm trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia và 20 xưởng thực tập. Trường còn có khu phức hợp phục vụ hoạt động thể dục thể thao, giáo dục thể chất, sân vận động, hồ bơi đạt chuẩn cho thi đấu Olympic, sân tennis, hội trường tổ chức sự kiện tiêu chuẩn quốc tế (Liên hoan Sinh viên Đông Nam Á năm 2006 được tổ chức tại đây.) Hiện Trường có 15 khoa chuyên ngành, 26 viện và trung tâm nghiên cứu.  

    

Trường ĐH Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. HCM, Việt Nam

Được thành lập vào năm 1957, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (tên viết tắt tiếng Anh HCMUT) là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Trước khi thống nhất đất nước năm 1975, Trường là cơ sở đào tạo chuyên ngành kỹ thuật duy nhất tại Miền nam Việt Nam. Đến hiện tại, Trường vẫn duy trì là trường đại học kỹ thuật lớn, lâu đời và danh tiếng nhất Phía nam. Thông qua các dự án nghiên cứu kỹ thuật, Trường luôn được công nhận là trung tâm xuất sắc trong lĩnh vực giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo và cung cấp nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu hướng tới đạt chuẩn quốc tế trong giáo dục kỹ thuật, Trường định hướng phát triển trở thành trường đại học nghiên cứu chất lượng cao tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung về môi trường làm việc, học tập; chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.

    

Trường ĐH Perpignan- Pháp

Trường ĐH Perpignan được thành lập vào năm 1349 bởi Vua Peter IV của Aragon. Tuy nhiên, Trường đã đóng cửa trong hai thập kỷ từ năm 1794 đến năm 1971. Trung tâm Đại học mới được thành lập tại Perpignan và đến năm 1979 Trường trở thành cơ sở giáo dục tự chủ về tài chính và quản lý. Trường đào tạo trình độ sau đại học chuyên ngành Quản lý và Kinh tế, chuyên về các Xa xỉ phẩm và Công nghiệp Thời trang với Mod’Art International có trụ sở tại Paris. Các khóa học được thiết kế cho phép sinh viên quản lý các nhãn hàng cao cấp. Trong suốt bề dày lịch sử phát triển, Trường ĐH Perpignan tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Chính sách của Trường luôn khuyến khích cán bộ và sinh viên tích cực tham gia các chương trình trao đổi thông qua việc tiếp nhận và gửi cán bộ và sinh viên hợp tác với đối tác. Điều này tạo điều kiện cho việc đầu tư chương trình đào tạo hướng quốc tế hóa và mở rộng các sáng kiến nghiên cứu: hiện tại Trường tích cực tham gia vào các chương trình và dự án Châu Âu và hiện diện trong các mạng lưới học thuật danh tiếng khác nhau trên thế giới. Trường hiện có 9,500 sinh viên đến từ 120 quốc gia đang theo học tại 130 chuyên ngành đào tạo trong 4 lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, bao gồm: Khoa học, Kỹ thuật, Sức khỏe; Luật, Kinh tế, và Quản lý; Khoa học Xã hội và Con người; Nghệ thuật, Văn chương và Ngôn ngữ.

 

Hiệp hội Giáo dục Đại học Châu Âu

Hiệp hội Giáo dục Châu Âu cung cấp các chương trình đào tạo và nghiên cứu định hướng nghề nghiệp. Đơn vị thành viên của Hiệp hội Giáo dục Châu Âu là hiệp hội các cơ sở giáo dục đại học quốc gia và các trường đại học độc lập bao gồm trường đại học, cao đẳng, đại  học ứng dụng và các tổ chức tham gia tích cực vào các lĩnh vực giáo dục đại học.

Hiệp hội Giáo dục Châu Âu thực hiện sứ mệnh là hình ảnh đại diện của các cơ sở giáo dục đào tạo định hướng nghề nghiệp, các chương trình đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia tham gia lĩnh vực giáo dục đại học Châu Âu. Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội Giáo dục Châu Âu nhằm thúc đẩy các lợi ích của giáo dục đại học chuyên nghiệp và góp phần vào sự phát triển của giáo dục đại học Châu Âu. Hiệp hội Giáo dục Châu Âu tập trung phát triển chính sách và các dự án và nghiên cứu giáo dục đại học nhấn mạnh yếu tố nghề nghiệp. Ngoài ra, Hiệp hội Giáo dục Châu Âu còn tổ chức các hội nghị/ hội thảo thường niên, báo cáo chuyên đề và các sự kiện cho các đơn vị thành viên.

Kết quả hình ảnh cho mongolia

Mông cổ

Mông cổ có vị trí địa lý thuộc Đông – Trung Á, có biên giới phía bắc giáp với Nga và phía nam, đông và tây giáp với Trung Quốc. Mông cổ cách Kazakhstan chỉ khoảng 36,76 km. Với diện tích 1,564,116 km2 (tương đương 603,909 dặm vuông), Mông cổ xếp hạng 19 trong số các quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất và là một trong những quốc gia có mật độ dân số thưa nhất với tổng số dân khoảng 3 triệu người. Xấp xỉ 30% dân số là du mục, bán du mục và hình tượng con ngựa trong văn hóa vẫn còn đậm nét. Phần đông dân số theo đạo Phật. Mông cổ thực hiện cách mạng dân chủ hòa bình của riêng mình từ đầu năm 1990. Do vậy, Mông cổ thực hiện chế độ chính trị đa đảng thể chế Cộng hòa Đại nghị, xây dựng Hiến pháp mới năm 1992 và có nền kinh tế chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường.

Kinh tế Mông cổ chủ yếu dựa vào phát triển Nông nghiệp mặc dù có sản xuất công nghiệp tập trung khai thác các mỏ khoán sản bao gồm: mỏ đồng, chì, molybdenum, thiếc, Vofam và vàng.  

Kết quả hình ảnh cho Ulaanbaatar

Thủ đô Ulaanbaatar

Ulaanbaatar (nghĩa là “Anh Hùng đỏ”) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Mông cổ với tổng dân số theo thống kê năm 2014 là trên 1.3 triệu người. Tọa lạc vùng Trung-Bắc Mông cổ, thành phố nằm ở độ cao khoảng 1,310 m (tương đương 4,300 ft) so với mực nước biển, trong thung lũng sông Tuul. Đây là trung tâm tài chính, công nghiệp, văn hóa của đất nước Mông cổ, kết nối mạng lưới giao thông đường bộ của Mông cổ và đường sắt với vùng Serbia (Nga) và Trung Quốc. Thành phố có lịch sử hình thành từ năm 1639 như là trung tâm phật học mang tính du mục. Thủ đô Ulaanbaatar tọa lạc cố định từ năm 1778 cho đến thời điểm hiện tại, điểm giao nhau giữa hai con sông Tuul và sông Selbe. Thủ đô có khí hậu với mùa hè ấm áp trong thời gian ngắn và hầu hết thời gian còn lại trong năm là mùa đông lạnh giá, khô kéo dài.

Địa điểm du lịch nổi tiếng có tu viện Gandan với bức tượng lớn Janraisig, khu phức hợp tượng đài xã hội tại Zaisan phóng tầm nhìn ra thành phố, cung điện mùa đông Bogd Khan, quảng trường Sukhbaatar, tu viện Choijin Lama gần đó. Thêm vào đó, thủ đô Ulaanbaatar còn là nơi tập trung nhiều bảo tàng, hai trong số những bảo tàng nổi tiếng nhất được biết đến là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Địa điểm tham quan trong ngày bao gồm Công viên Quốc gia Terelj, khu di tích tu viện Manzushir phía nam của sườn núi Bogd Khan Uul, và bức tượng lớn của Genghis Khan đang cưỡi ngựa được dựng lên từ năm 2006.

Ý kiến bạn đọc ( 0 )

Mới nhất

|

Quan tâm nhất

Comments are closed.

Tin liên quan

Chuyên đề công tác tư vấn tuyển sinh trong khối các trường Đại học Quốc gia

Chuyên đề công tác tư vấn tuyển sinh trong khối các trường Đại học Quốc gia diễn ra vào lúc 9 giờ ...

Dự án Hợp tác Học thuật hướng đến đổi mới quản lý giáo dục đại học

Dự án Hợp tác Học thuật hướng đến đổi mới quản lý giáo dục đại học tập trung vào các lĩnh vực đào ...

Dự án Hợp tác học thuật hướng đến đổi mới quản lý giáo dục Đại học

Trong tháng 5 và tháng 6/2017, các khóa tập huấn về Quản lý Tài chính tại các trường đối tác Châu ...

Khóa huấn luyện các chuyên đề Dự án TACTIC

Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược về vai trò của giáo dục đại học đối với mục tiêu quốc gia về phát ...

Sự kiện sắp tới
HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 1
Hôm nay: 54
Tháng này : 4294
Tống lượng truy cập: 307213