Chuyên đề Nâng cao hiệu quả Quản lý Giáo dục Đại học: Quản lý Tài chính, Nhân sự – Tuyển sinh và Tiếp nhận sinh viên đầu vào – Hệ thống Thông tin Quản lý

Viết bởi : quantri - Ngày đăng : 08/06/2018
Share Button

Chuyên đề Nâng cao hiệu quả Quản lý Giáo dục Đại học: Quản lý Tài chính, Nhân sự – Tuyển sinh và Tiếp nhận sinh viên đầu vào – Hệ thống Thông tin Quản lý

Chuyên đề Nâng cao hiệu quả Quản lý Giáo dục Đại học: Quản lý Tài chính, Nhân sự – Tuyển sinh và Tiếp nhận sinh viên đầu vào – Hệ thống Thông tin Quản lý diễn ra tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM vào ngày 06/6/2018.

Chuyên đề Nâng cao hiệu quả Quản lý Giáo dục Đại học: Quản lý Tài chính, Nhân sự – Tuyển sinh và Tiếp nhận sinh viên đầu vào – Hệ thống Thông tin Quản lý diễn ra tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM vào ngày 06/6/2018 thu hút trên 100 người tham dự – là lãnh đạo, cán bộ quản lý và chuyên viên chuyên trách đến từ Trường Đại học Bách Khoa, các trường thành viên trong khối Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG TP.HCM), Các cơ quan quản lý của ĐHQG TP.HCM và các trường đại học và cao đẳng tại địa bàn, khu vực lân cận (Trường Đại học Bình Dương, Trường Đại học Đồng Nai,…) và từ miền Trung và Nam Trung Bộ (Trường Đại học Đà Nẵng, Đại học Nha Trang,…)

Chương trình tập huấn bắt đầu bằng phát biểu khai mạc của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa PGS. TS. Mai Thanh Phong. PGS. TS. Mai Thanh Phong đề cập khái niệm và trạm trù phổ quát của tự chủ, đồng thời nhấn mạnh tính cần thiết và các thách thức của con đường thực hiện tự chủ trong giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh cao.  

Đăng ký tham gia tập huấn

PGS. TS. Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa phát biểu khai mạc

Chương trình tập huấn được chia thành 02 phần: phần một – phân ban chung: giới thiệu các khái niệm và nội hàm tự chủ trong giáo dục đại học và phần hai – các phân ban riêng, diễn ra đồng thời tại 3 đại điểm khác nhau: đi sâu vào 03 chủ đề cốt lõi của mục tiêu dự án trong đổi mới quản lý giáo dục (1) quản lý tài chính và nhân sự, (2) công tác tuyển sinh và tiếp nhận sinh viên đầu vào và (3) hệ thống thông tin quản lý.

Phân ban chung: Vần đề Tự chủ trong giáo dục đại học (do TS. Dương Như Hùng, Giảng viên kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Tài chính, Khoa Quản lý Công nghiệp chủ trì) diễn ra tại Hội trường Nhà A4

Trong khuôn khổ thời gian cho phép, TS. Dương Như Hùng, cán bộ tập huấn, tập trung giới thiệu các vấn đề: 1) Đổi mới trong giáo dục đại học và xu thế toàn cầu; 2) Nhu cầu đổi mới khuôn khổ pháp lý quản lý giáo dục đại học; 3) Tự chủ và sự thay đổi trong quản trị và quản lý với các nội dung được đề cập: a) Tự chủ và cấu trúc quản trị cấp trường; b) Tự chủ và quản lý tài chính; c) Tự chủ và tuyển dụng/quản lý nhân sự; d) Tự chủ và thước đo cải tiến chất lượng giáo dục.

Đặc biệt chương trình tập huấn hân hạnh chào đón hai khách mời là những chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu và thực tế về giáo dục và đào tạo của Việt Nam, để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quản lý liên quan đến giáo dục đại học trong đó có vấn đề tự chủ giáo dục đại học. Hai khách mời gồm: Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân Phạm Phụ thuộc Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM và PGS. TS. Cao Hào Thi, Hiệu trưởng trường đại học Công nghệ Sài Gòn.

Theo thông tin chia sẻ của Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân Phạm Phụ, có đến 7 nội dung trong tự chủ đại học và thường nhà nước cũng can thiệp với mức độ khác nhau trong các nội dung đó. Một là, nghiên cứu và công bố (R&Pu);  Hai là, nhân sự (Staff); Ba là, chương trình giảng dạy (C&T); Bốn là, chuẩn mực học thuật (Ac.S); Năm là, sinh viên (Stud); Sáu là, quản trị trường (Gov); Bảy là, hành chính và tài chính (A&F). Tuy nhiên, việc nhận thức sai lệnh về khái niệm và nội hàm của phạm trù này từ cấp lãnh đạo Bộ từ lâu vì vậy việc triển khai mô hình tự chủ giáo dục đại học trong thực tế đã không phát huy hiệu quả của nó, mặc dù vấn đề tự chủ cũng đã đề cập trong luật giáo dục ban hành từ năm 2005.

Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ còn nhấn mạnh đến vai trò của Hội đồng trường trong tự chủ đại học. Theo giáo sư, “Quá trình thực hiện tự chủ đại học thực chất là quá trình chuyển giao quyền lực, lâu nay phần lớn tập trung ở bộ chủ quản và Hiệu trưởng sang Hội đồng trường. Do vậy, cần có một Hội đồng trường đúng nghĩa. Chức năng và các mối quan hệ của Hội đồng trường với Hiệu trưởng có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của quản trị cơ sở giáo dục đại học cũng như đảm bảo quyền tự chủ đại học. Vì vậy, không “thể chế hóa” chức năng và các mối quan hệ thì khó lòng mà thực hiện tự chủ đại học.”

Ngoài ra, Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ còn đi sâu phân tích: “Mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nên có một “phổ” khá rộng tùy theo các loại hình và năng lực của các cơ sở đó (từ mức nhà nước chỉ giám sát (state supervising) ở các đại học nghiên cứu cho đến mức nhà nước kiểm soát (state control) ở các cao đẳng cộng đồng. Ở Việt Nam, cơ sở đại học rất đa dạng về chủ sở hữu, về năng lực và đặc điểm. Vì vậy, nhà nước cần có nhiều mức độ tự chủ khác nhau cho các cơ sở giáo dục đại học khác nhau.”

Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ (áo trắng, đầu tiên của hàng đầu) đến tham dự chuyên đề với vai trò khách mời

Đồng quan điểm với nhận định trên của Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ, PGS.TS. Cao Hào Thi, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong quản lý với vai trò là Hiệu trưởng của một trường đại học dân lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. PGS. TS. Cao Hào Thi đã nhấn mạnh vai trò của Hội đồng trường trong tiến trình triển khai tự chủ giáo dục, trong đó yếu tố quyền và trách nhiệm của cả hội đồng (là hội đồng quyền lực) và của thành viên hội đồng. Đề cập đến vai trò của Hiệu trưởng là thành viên bên trong trường tham gia vào Hội đồng trường phải phát huy vai trò phản biện trong các cuộc họp về vấn đề chính sách do Hội đồng đề ra. PGS. TS. Cao Hào Thi còn nhấn mạnh “Hội đồng trường chỉ ra quyết định trong các kỳ họp, ngoài các kỳ họp, các thành viên Hội đồng trường cũng như chủ tịch Hội đồng trường không can thiệp và ra lệnh đối với Hiệu trưởng cũng như các thành viên khác của nhà trường.” Ngoài ra, “yếu tố giám sát được thực hiện bởi bên thứ ba (ví dụ cơ quan kiểm định ngoài) là không thể thiếu để đánh giá hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường.”

PGS. TS. Cao Hào Thi, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (hàng thứ hai) đến tham dự chuyên đề với vai trò khách mời

Phân ban chung kết thúc. Các phân ban riêng tiếp tục ngay sau khi giải lao giữa giờ.

Giải lao giữa giờ được chuẩn bị sẵn

Các phân ban chủ yếu diễn ra theo hình thức trao đổi và thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm dựa trên các case-study là các tình huống gặp phải trong thực tế quản lý tại các cơ sở giáo dục và đề xuất hướng giải quyết.

Phần ban về Quản lý Tài chính và Nhân sự, diễn ra tại Hội trường Nhà A4

Phân ban liên quan đến chủ đề quản lý tài chính và nhân sự do TS. Dương Như Hùng, Cán bộ giảng dạy kiêm chủ nhiệm Bộ môn Tài chính, Khoa Quản lý Công nghiệp trình bày. Nội dung tập huấn chia sẻ thông tin về thực tế quản lý nhân sự và tài chính tại các trường đại học Châu Âu và thảo luận (theo nhóm) cách thức cải tiến việc thực hành quản lý nhân sự và tài chính tại Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM.

Chuyên đề Quản lý tài chính và nhân sự

Phân ban về Công tác tuyển sinh và tiếp nhận sinh viên đầu vào diễn ra tại Phòng 507 Nhà A4

Phân ban về Công tác tuyển sinh và tiếp nhận sinh viên đầu vào được trình bày bởi PGS. TS. Bùi Hoài Thắng, cán bộ giảng dạy Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính kiêm Phó trưởng Phòng Đào tạo.

Phân ban tập trung giới thiệu các nội dung về công tác tuyển sinh (tiếp thị và tư vấn tuyển sinh, tiếp nhận sinh viên đầu vào và các dịch vụ cho tân sinh viên). Trong phần thảo luận/ kết nối, các nhóm trao đổi và chia sẻ thông tin về thực trạng công tác tuyển sinh, tiếp thị và tư vấn tuyển sinh, hướng đổi mới trong tiếp nhận sinh viên đầu vào và các dịch vụ cho tân sinh viên.

Chuyên đề Tuyển sinh và tiếp nhận sinh viên đầu vào

Phân ban về Hệ thống Thông tin Quản lý diễn ra tại Phòng học số 107 Nhà A5

Phân ban về Hệ thống Thông tin Quản lý do ThS. Nguyễn Cao Đạt, cán bộ giảng dạy Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy kiêm Trưởng Ban Quản lý Mạng tính trình bày.

Phân ban giới thiệu sơ lược về hệ thống thông tin quản lý, các khái niệm về: quản lý dịch vụ Công nghệ Thông tin (CNTT); vòng đời (CNTT); quá trình phát triển dịch vụ CNTT và các dịch vụ CNTT tại một số trường Đại học Châu Âu. Trong phần thảo luận/kết nối, các nhóm thảo luận về thực trạng hệ thống thông tin quản lý và hướng đổi mới hệ thống này.

Chuyên đề Hệ thống Thông tin quản lý

Tổng kết (bế mạc và phát chứng nhận cho người tham dự và hoàn thành khóa tập huấn tại tất cả các phân ban) diễn ra tại Hội trường Nhà A4.

Bế mạc chương trình tập huấn là phần trao chứng nhận cho người tham dự và hoàn thành chương trình tập huấn và chụp hình lưu niệm chung.

PGS. TS. Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM trao chứng nhận cho người tham dự tập huấn

Lãnh đạo nhà trường, cán bộ tập huấn và người tham dự tập huấn chụp hình lưu niệm chung

Hoạt động tập huấn là một trong những hoạt động triển khai trong khuôn khổ Dự án Hợp tác học thuật hướng đến đổi mới quản lý giáo dục đại học (có tên viết tắt tiếng Anh là TACTIC), thuộc Chương trình Erasmus+ do Liên minh Châu Âu tài trợ.  Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là một trong các trường thành viên tham gia dự án kéo dài trong 3 năm (10/2015 – 10/2018). Dự án nhằm mục tiêu phát triển năng lực của các cơ sở giáo dục đại học tại Mông Cổ, Việt Nam và Cam-pu-chia trong việc hiện đại hóa công tác quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ và quy trình thủ tục hành chính phù hợp với chuẩn tiên tiến của Châu Âu. Thông tin của Dự án có tại website: http://tactic.muni.cz

Ý kiến bạn đọc ( 0 )

Mới nhất

|

Quan tâm nhất

Comments are closed.

Tin liên quan

Buổi giới thiệu thông tin về các cơ hội học tập và nghiên cứu tại Đức

Phòng Quan hệ Đối ngoại trân trọng thông báo về Buổi giới thiệu thông tin về các cơ hội học tập và ...

Chương trình học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ “Human Resources Development in the Mining Sector” năm 2024 thuộc chương trình KIZUNA

Chương trình học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ “Human Resources Development in the Mining Sector” năm 2024 ...

Chương trình học bổng Tiến sĩ tại Nhật Bản năm 2024 trong khuôn khổ dự án AUN/SEED-Net

Thông báo Chương trình học bổng Tiến sĩ tại Nhật Bản năm 2024 trong khuôn khổ dự án ...

Chương trình trao đổi sinh viên tại Sirindhorn International Institute of Technology (SIIT), Đại học Thammasat, Thái Lan

Đối tượng: sinh viên đại học Thời gian chương trình: trao đổi 1 học kỳ (tháng 1 – tháng ...

Chương trình thực tập ngắn hạn tại Sirindhorn International Institute of Technology (SIIT), Đại học Thammasat, Thái Lan năm 2023

Phòng Quan hệ Đối ngoại trân trọng thông báo đến các bạn sinh viên thông tin về chương trình thực ...

Chương trình học bổng Tiến sĩ tại Nhật Bản năm 2023 thuộc dự án AUN/SEED-Net

Phòng Quan hệ Đối ngoại trân trọng thông báo đến Quý thầy cô và các bạn sinh viên thông tin về ...

Sự kiện sắp tới
HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 2
Hôm nay: 688
Tháng này : 6279
Tống lượng truy cập: 355755