Hợp tác, phát triển đào tạo chiếu sáng thông minh và hiệu quả sử dụng năng lượng tại Việt Nam và Myanmar (DESL)

Viết bởi : Nguyễn Thị Thùy Dương - Ngày đăng : 29/04/2020
Share Button
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Việt Nam được ghi nhận đã có những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Cùng với đó, sự gia tăng mạnh mẽ trong tiêu thụ năng lượng…

Cụ thể, từ năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng thành nhà nhập khẩu năng lượng ròng. Dự kiến, đến năm 2025, tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam trên tổng nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp tăng lên 37,5% và tiếp tục tăng lên 58,5% vào năm 2035. Ở Myanmar với sự thiếu hụt trầm trọng các dạng năng lượng hiện đại, chỉ khoảng 50% dân số nước này được tiếp cận và sử dụng điện. Tuy nhiên, do nguồn điện còn hạn chế, ngay cả những người dân kết nối được với lưới điện cũng phải đối mặt với tình trạng giảm tải và cắt điện thường xuyên. Nhu cầu về điện đã tăng hằng năm từ 10-15% kể từ năm 2009 trong khi nguồn cung chỉ tăng khoảng 5% trong cùng kỳ.
 

h
Hội thảo nâng cao nhận thức và  lấy ý kiến của các bên liên quan ở Bình Dương, Việt Nam

Điện chiếu sáng là một trong những nguồn điện tiêu dùng chính ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 35% tổng lượng điện quốc gia. Tại Myanmar, mặc dù không có dữ liệu chính thức, tỷ lệ điện chiếu sáng trên tổng mức tiêu thụ điện cao hơn nhiều và tốc độ tăng trưởng sử dụng điện chiếu sáng đang tăng lên do điện khí hóa và đô thị hóa. Dự kiến đến năm 2030, các nước đang phát triển như Myanmar và Việt Nam sẽ chiếm 60% nhu cầu điện chiếu sáng toàn cầu.
 

h
TS. Hà Thúc Viên – Phó Hiệu trưởng trao quà cho đại diện các Trường đối tác trong buổi Hội thảo ở Bình Dương, Việt Nam.

Những cải tiến về hiệu quả năng lượng trong ngành chiếu sáng có tiềm năng to lớn trong việc giảm thiểu nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, chi phí liên quan và khí thải nhà kính. Hiệu quả chiếu sáng năng lượng là ưu tiên hàng đầu trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí có tiềm năng giảm khí thải CO2 trong các tòa nhà cao tầng ở các nước đang phát triển. Việt Nam và Myanmar có nhiều rào cản khác nhau trong việc triển khai các hệ thống hiệu quả năng lượng và thử nghiệm hệ thống điện chiếu sáng chất lượng cao. Một số rào cản này có liên quan đến việc thiếu nhận thức và thông tin; thiếu nhân sự có trình độ và chuyên môn; thiếu kinh nghiệm trong thiết kế, thực hiện, thử nghiệm và kiểm soát chất lượng của các sản phẩm và hệ thống chiếu sáng.  
 

h

Qua đó, để vượt qua những rào cản trên và thúc đẩy giáo dục  nhằm đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng và công nghệ chiếu sáng thông minh ở Việt Nam và Myanmar, bốn trường đại học ở Việt Nam và hai trường đại học ở Myanmar hợp tác với ba trường đại học ở châu Âu cùng thực hiện dự án phát triển khung chương trình giảng dạy có tên là DESL (Phát triển đào tạo chiếu sáng thông minh và hiệu quả sử dụng năng lượng tài Việt Nam và Myanmar).
 

h

Được biết, dự án DESL được đồng tài trợ bởi chương trình Erasmus + của Liên minh Châu Âu cho hợp phần Hoạt động xây dựng năng lực trong giáo dục đại học (CBHE). Hoạt động này nhằm hỗ trợ hiện đại hóa, tiếp cận và quốc tế hóa giáo dục đại học ở các quốc gia đối tác để góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững và toàn diện.
 

h

Đồng thời, dự án được thực hiện trong ba năm và bắt đầu từ tháng 11 năm 2019 được điều phối bởi Đại học Aalto (Phần Lan); và các đối tác là Đại học Công nghệ Eindhoven (Hà Lan), Đại học Ljubljana (Slovenia), Trường Đại học Công nghệ Yangon (Myanmar), Trường Đại học Công nghệ Mandalay (Myanmar), Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, và Trường Đại học Việt Đức (Việt Nam).
 

h

Dự án DESL nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sư phạm; cơ sở hạ tầng giảng dạy, và nguồn nhân lực của các trường đối tác. Dự án cũng nhằm phổ biến và quảng bá kiến thức về chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng tới ngành công nghiệp, tổ chức công và xã hội. Kết quả dự kiến của dự án bao gồm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục đại học, cải thiện chất lượng giáo dục đại học và tăng cường vai trò và sự phù hợp của giáo dục đại học trong phát triển và xã hội. Các hoạt động chính của dự án là phát triển các khóa học, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, thành lập và nâng cấp cơ sở thí nghiệm, và sự hợp tác kết nối giữa các trường đại học đối tác, các tổ chức công và doanh nghiệp tại Việt Nam và Myanmar.

 
Nguồn: https://bantinplus.vn/index.php/hop-tac-phat-trien-dao-tao-chieu-sang-thong-minh-va-hieu-qua-su-dung-nang-luong-tai-viet-nam-va-myanmar-desl.html

Ý kiến bạn đọc ( 0 )

Mới nhất

|

Quan tâm nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Chuỗi các hoạt động tổng kết của Dự án DESL

Từ ngày 23/10 đến ngày 25/10/2023, đã diễn chuỗi các hoạt động tổng kết của Dự án DESL tại Trường ...

Trường ĐH Bách Khoa Mua Sắm Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm Kỹ Thuật Chiếu Sáng từ Dự Án Erasmus+ DESL

Được tài trợ từ dự án Erasmus+ DESL, Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM đã thực hiện việc mua sắm ...

Trường ĐH Bách khoa Tham gia Cuộc họp Khởi động và Hội thảo Đánh giá Nhu cầu Dự án DESL

Ngày 16-17/01/2020, tại Trường ĐH Công nghệ Yangon, Myanmar, đã diễn ra cuộc họp khởi động và hội ...

Cơ hội tham gia các môn học theo chuẩn châu Âu tại Trường ĐH Bách khoa

DESL (Developing Energy Efficient and Smart Lighting Education in Vietnam & Myanmar) là một dự án ...

Hội thảo Quốc tế về Liên kết Đại học – Công nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa

Vào ngày 11/11/2022, Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM đã mời công ty TNHH Signigy Việt Nam đến ...

Dự án DESL phát chứng nhận hoàn thành môn học cho sinh viên

Vào ngày 21/07/2022, tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG HCM đã diễn ra lễ phát chứng nhận hoàn thành ...

Sự kiện sắp tới
HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 2
Hôm nay: 209
Tháng này : 6596
Tống lượng truy cập: 378541