Giới thiệu chung

Viết bởi : admin - Ngày đăng : 16/06/2015
Share Button

Tên đơn vị: PHÒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

Địa chỉ: Phòng 102A5

Điện thoại: 028 38 652 442

Website: http://iro.hcmut.edu.vn

Email: inter@hcmut.edu.vn

Ban Lãnh Đạo:

  • TS. Lại Quốc Đạt – Trưởng phòng
  • TS. Vũ Anh Quang – Phó trưởng phòng
  • TS. Nguyễn Lê Dũng – Phó trưởng phòng

Giới thiệu sơ lược về đơn vị:

  • Phòng QHĐN được tách ra từ P. KHCN & QHQT năm 2007, qua 10 năm hoạt động và phát triển đã có những bước tiến quan trọng vượt bậc trong công cuộc xây dựng và phát triển của nhà trường.
  • Trong suốt 10 năm vừa qua, Phòng Quan hệ Đối ngoại đã không ngừng đổi mới quản trị hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà Nhà trường giao phó và đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng góp vào sự phát triển chung của Nhà trường. Có thể kể đến một số thành tựu nổi bật như:
  • Xây dựng và triển khai nhiều hợp tác hiệu quả với các đối tác quan trọng trong và ngoài nước. Các hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều hoạt động cụ thể, nhiều hoạt động có tính đột phá mang lại hiệu quả thiết thực trong nhiều lĩnh vực: phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường nguồn lực phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, đồng thời đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại cho các hoạt động chung của nhà Trường.
  • Thu hút mạnh mẽ và quản lý hiệu quả nhiều dự án quốc tế lớn như AUN/SEED-Net, JICA, HEEAP, BUILD-IT, ECO-RED, TACTIC, Trung tâm dệt may Ý-Việt, ICTentr… Nhiều dự án với nguồn vốn đầu tư rất lớn cả về chất xám lẫn tài chính đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và là nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng. Những thành quả đạt được đã góp phần hiện thực hóa chính sách thu hút đầu tư, đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các điều khoản cam kết trong các thỏa thuận đã ký kết, từng bước hiện thực hóa chiến lược do Nhà trường đề ra.
  • Tổ chức thành công nhiều Hội nghị, Hội thảo trong nước và Quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, sinh viên có thể trao đổi học thuật rộng rãi với các chuyên gia trong và ngoài nước.  Các Hội nghị, Hội thảo có chủ đề sát với thực tế và xu hướng mới trong quá trình hội nhập, được tổ chức với qui mô ngày càng lớn với chất lượng từng bước được nâng cao hơn, thu hút ngày càng nhiều cán bộ và sinh viên quan tâm.
  • Thu hút ngày càng nhiều chương trình học bổng, trao đổi, thực tập với kinh phí tài trợ một phần hoặc toàn phần, đã và đang giúp cho cán bộ, sinh viên Trường ĐHBK có thêm nhiều cơ hội nhận được những học bổng có giá trị, tham gia các chương trình trao đổi và thực tập chất lượng hơn trong môi trường làm việc quốc tế hiện đại.

 

Chức năng và nhiệm vụ của Phòng.

Chức năng:

  • Phòng Quan Hệ Đối ngoại (QHĐN) có chức năng tham mưu, tư vấn, giám sát và chịu trách nhiệm trước Hiệu Trưởng về các hoạt động QHĐN của trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế và các dự án quốc tế.

Nhiệm vụ:

  • Là nơi tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài đến Trường và chuyển thông tin đến các bộ phận chức năng tương ứng (trừ các chức năng cụ thể đã được qui định của Phòng Tổ chức Hành chính).
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, có trình độ và năng lực nhằm thực hiện hiệu quả công tác QHĐN.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác và quảng bá hình ảnh nhà trường.
  • Chủ động tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với đối tác bên ngoài (cá nhân, tổ chức) có khả năng, uy tín trong lĩnh vực đào tạo và KHCN để giới thiệu với các đơn vị và đề xuất Hiệu trưởng thiết lập quan hệ hợp tác
  • Phối hợp với các đơn vị trong trường xây dựng và quản lý các dự án hợp tác quốc tế (dự án có yếu tố nước ngoài, được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng); tổ chức ký kết các văn bản hợp tác; cử cán bộ đảm trách công tác theo dõi thực hiện, đánh giá định kỳ các hoạt động hợp tác đối ngoại.
  • Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế cấp trường, phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng/triển khai các chương trình giao lưu, trao đổi học thuật với các đối tác.
  • Thực hiện công việc thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế: tổ chức đoàn vào, đoàn ra cấp trường; hỗ trợ các thủ tục liên quan cho giảng viên, sinh viên nước ngoài trong thời gian làm việc tại trường; theo dõi, đánh giá kết quả làm việc và rút kinh nghiệm để tham mưu cho Hiệu trưởng.
  • Là đầu mối tìm kiếm, xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với các địa phương, cộng đồng, doanh nghiệp, cựu sinh viên. Chủ động khai thác hiệu quả các mối quan hệ này để phục vụ cho sự phát triển của nhà trường.
  • Phối hợp với khoa chuyên môn và các đơn vị liên quan quản lý sinh viên nước ngoài tại trường.

Ý kiến bạn đọc ( 0 )

Mới nhất

|

Quan tâm nhất

Comments are closed.

Sự kiện sắp tới
HÌNH ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 0
Hôm nay: 304
Tháng này : 8603
Tống lượng truy cập: 336180